Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Thông tin về bệnh tê bì chân tay có thể bạn chưa biết

Cùng tìm hiểu thông tin về triệu chứng, biến chứng và cách xử lý của bệnh tê bì chân tay qua bài viết này nhé.

Bệnh tê bì chân tay là bệnh xuất hiện do những tổn thương của dây thần kinh vận động, bắt đầu bằng những triệu chứng tê, sau đó là yếu liệt cơ, và nặng hơn có thể mất khả năng kiểm soát vận động. Khi bệnh tê bì chân tay còn ở giai đoạn tê nhức ban đầu thì nên đi khám và điều trị sớm để tránh gặp phải những biến chứng thần kinh nặng hơn.


Bệnh tê bì chân tay rất phổ biến do là biểu hiện đầu của hầu hết các bệnh liên quan tới thần kinh vận động. Tùy theo nguyên nhân gây tê bì chân tay là bệnh gì mà người bệnh có cách khắc phục và điều trị hợp lý và hiệu quả.

Triệu chứng của tê bì tay chân


Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy các đầu ngón tay bị tê, châm chích, kiến bò, tê buồn, chuột rút gây khó chịu. Lâu dần, cảm giác tê đau càng tăng mạnh. Các ngón tay bị nhức buốt và đau dọc theo cánh tay khiến người bệnh khó cầm nắm vật dụng, cử động.

Triệu chứng tê bì này không chỉ ở ngón, bàn, cánh tay mà còn xuất hiện ở khắp chân và lan lên cả vùng cẳng chân, mông, đùi hoặc thắt lưng.

Biến chứng  của tê bì tay chân


Nếu triệu chứng tê bì chân tay kéo dài, thường xuyên và tiến triển nặng hơn có thể gây teo cơ, dẫn tới liệt. Nó cũng có thể là triệu chứng của biến chứng thần kinh ngoại vi thường gặp ở bệnh đái tháo đường. Khi tổn thương thần kinh ngoại vi nặng do đái tháo đường, bệnh nhân có thể bị teo cơ, liệt nhẹ.

Xử lý khi bị tê bì chân tay


Nếu là tê chân tay sinh lý thì nên vận động nhẹ nhàng chân tay, xoa bóp thư giãn các chi, vung vẩy tay chân, đi lại loanh quanh. Nếu triệu chứng tê bì chân tay kéo dài, thường xuyên xảy ra và tiến triển nặng hơn thì nên nghĩ tới các bệnh lý để tránh hiện tượng teo cơ, dẫn tới liệt.

Đây cũng có thể là triệu chứng của biến chứng thần kinh ngoại vi thường gặp ở bệnh đái tháo đường. Khi tổn thương thần kinh ngoại vi nặng do bệnh tiểu đường, bệnh nhân có thể bị teo cơ, liệt nhẹ. Do cảm giác ở bàn chân giảm, mức độ sừng hoá ở da tăng lên; có thể xuất hiện các ổ loét da giữa các vùng sừng hoá mà người bệnh không biết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét